Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam luôn được các khách nước ngoài ưa chuộng và yêu thích. Chính vì vậy, nhu cầu xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ ra thị trường nước ngoài ngày càng phát triển. Bài viết hôm nay, VNT LOGISTICS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn quy trình xuất khẩu đồ thủ công mỹ nghệ.
Các chính sách xuất khẩu dành cho hàng thủ công mỹ nghệ
Theo quy định hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ không nằm trong danh sách bị cấm xuất khẩu. Trên thực tế, mặt hàng này còn được ưu tiên khuyến khích xuất khẩu. Do đó, các thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sẽ như các mặt hàng thông thường.
Nếu bạn là Doanh nghiệp thương mại, nên lựa chọn các đơn vị forwarder uy tín. Với nghiệp vụ chuyên nghiệp, bạn sẽ được tư vấn và xuất khẩu hàng hóa một cách dễ dàng.
Mã HS được quy định cho hàng thủ công mỹ nghệ
Bất cứ mặt hàng hóa nào khi giao thương quốc tế đều có mã HS quy định riêng. Không kể hàng xuất hay nhập, đối với một mặt hàng, Hải quan Việt Nam chỉ quy định một mã HS. Việc sử dụng mã HS này, nhằm tra cứu, khai báo và thực hiện các nghĩa vụ về sắc thuế có liên quan.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ thường được chia ra làm hai nhóm chính để xác định mã HS. Cụ thể: nhóm 1 gồm các sản phẩm mang tính ứng dụng (bàn, ghế, giường, tủ, chén, đĩa,…) hay còn được gọi là hàng nội thất; nhóm 2 gồm các mặt hàng mang tính trưng bày (bình hoa, chậu, giỏ hoặc túi xách,…)
Lựa chọn mã HS
Dựa vào đó, theo biểu thuế xuất nhập khẩu, mã HS của mặt hàng này được xác định thuộc chương 46. Chương 46 biểu đạt nội dung: các sản phẩm từ rơm, giấy hoặc các vật liệu tết bện khác; các sản phẩm bằng liễu gai và song mây.
Trong chương 46 quy định, có các đầu mục mã HS lớn và các mã HS nhỏ chi tiết. Tùy vào các sản phẩm mà lựa chọn mục mã HS. Tuy nhiên, có một số mã HS biểu thị chất liệu sản phẩm có thể kể đến được sử dụng thường xuyên như:
– 4602.11: Từ tre
– 4602.12: Từ song mây
– 4602.19: Loại khác.
Mức thuế quy định
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đang được hưởng mức thuế suất xuất khẩu là 0%. Tuy nhiên, để biết chi tiết hơn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ bạn cần căn cứ vào cụ thể hàng thực tế xuất đi. Từ đó lựa chọn mã HS phù hợp và nắm bắt được mức thuế đúng.
Việc tư vấn và lựa chọn mã HS đều được VNT LOGISTICS tư vấn miễn phí. Bạn hãy liên lạc website: để được tư vấn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngay hôm nay nhé!
Quy trình thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tương đối đơn giản so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Lý do là mặt hàng này không có các chính sách hay quy định xuất khẩu đặc biệt. Vì vậy, mặt hàng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ được coi như hàng hóa thông thường.
Bộ hồ sơ cần chuẩn bị
Theo đó, bộ hồ sơ xuất khẩu hàng hóa thông thường cần chuẩn bị những mặt hàng sau:
– Tờ khai hàng xuất theo mẫu đã được quy định.
– Đối với Doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu cần có thêm đăng ký kinh doanh và chứng nhận mã số thuế
– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
– Bill of Lading (Vận đơn từ hãng tàu) xác nhận hàng đã lên tàu
– Tùy từng sản phẩm cụ thể, hàng hóa sẽ có thêm giấy chứng nhận xuất xứ – CO, giấy chứng nhận kiểm dịch – Phytosanitary Certificate
Ngoài ra, nếu hàng hóa đóng gói bằng Pallet gỗ, Doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm với giấy chứng nhận hun trùng. Đặc biệt giấy phép này chỉ cần áp dụng cho thùng đóng gói. Còn đối với mặt hàng thì không yêu cầu.
Những lưu ý khi xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ
Lưu ý về nhãn dãn hàng hóa
Nhãn dán hàng hóa – Shipping Mark được khuyến khích dán lên kiện hàng. Việc này sẽ giúp cho quá trình vận chuyển, làm thủ tục thông quan hàng xuất diễn ra một cách dễ dàng. Nội dung trên nhãn dán cần được thể hiện các thông tin sau:
– Tên hàng bằng tiếng Anh
– Tên nhà sản xuất/ xuất khẩu
– Tên đơn vị nhập khẩu hàng
– Dòng chữ MADE IN VIETNAM – thể hiện nguồn gốc xuất xứ hàng hóa.
– Số thứ tự kiện/ tổng số bao nhiêu kiện.
– Ngoài ra, có thể cần thêm các thông tin như số hợp đồng ( Commercial Invoice )
Giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa.
Mặc dù theo quy định hiện hành, chính phủ Việt Nam và tổng cục Hải quan không yêu cầu bắt buộc người xuất khẩu làm xuất xứ hàng hóa “MADE IN VIET NAM”. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, người nhập khẩu yêu cầu người xuất khẩu cần người xuất khẩu làm giấy chứng nhận xuất xứ của hàng hóa.
Tùy thuộc vào người nhập khẩu ở các nước có ký hiệp định thương mại với Việt Nam. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Form tương ứng thì người mua sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu ưu đãi. Vì vậy, Doanh nghiệp xuất khẩu cần trao đổi rõ hơn vấn đề này với người nhập khẩu để chuẩn bị giấy tờ cho lô hàng một cách đầy đủ.
Tổng kết
Trên đây là những chia sẻ về quy trình thủ tục xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ mà VNT LOGISTICS muốn chia sẻ với Doanh nghiệp. VNT LOGISTICS luôn tự hào là đơn vị forwarder chuyên nghiệp về nghiệp vụ, nhanh chóng xử lý các vấn đề xuất nhập khẩu hàng hóa. Để tìm hiểu thêm về VNT LOGISTICS, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua website: https://vntlogistics.com/