Ngành xuất nhập khẩu đối mặt với nhiều khó khăn vào năm 2023

MỤC LỤC

2023 là năm dự kiến khó khăn với các ngành kinh tế, bao gồm cả Xuất Nhập Khẩu. Việc thiếu vắng các đơn hàng đã khiến cho hoạt động thương mại xuất nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. 

Tổng quan thị trường 

Theo Bộ CÔng Thương ghi nhận giá hàng hoá xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm 2023 sụt giảm ở hầu hết các mặt hàng. Điều này đã làm giảm đi sự tăng trưởng xuất khẩu chung. Đối với các mặt hàng nông sản như điều, cafe, sắn và các sản phẩm từ sắn đều giảm. Cụ thể con số này lần lượt là 3,7%; 1,7%; và 8,5% so với cùng kỳ năm 2022. Theo đó, các sản phẩm hàng hoá công nghiệp chế biến cũng giảm tương đối mạnh như phân bón giảm 25,5%; chất dẻo nguyên liệu giảm 24,8% và sắt thép giảm 32%. Dưới đây là một số dòng hàng tiêu biểu:

Mặt hàng dệt may 

Bối cảnh quốc tế cũng là một trong những vấn đề tác động tiêu cực đến xuất khẩu. Ví dụ đối với mặt hàng dệt may xuất sang các thị trường lớn như Mỹ và EU sụt giảm mạnh. Hoặc việc Trung Quốc mở cửa hàng hoá cũng tạo ra nhiều áp lực đối với các sản phẩm dệt may của Việt Nam. 

Mặt hàng gỗ

Đối với các mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu đi các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU cũng đang giảm. Bởi nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này giảm, cũng như các vấn đề về kinh tế đang xảy ra (lạm phát, suy thoái kinh tế,…). Đồng thời lượng sản phẩm tồn kho của Nhật Bản, Trung Quốc cũng tạo ra nguồn cung dồi dào cho thị trường quốc tế. Điều này dẫn đến xu hướng các đơn hàng chậm lại, và mức giá xuất khẩu gỗ giảm mạnh. 

Thuỷ hải sản 

Đây cũng là một mặt hàng chủ lực xuất khẩu của Việt Nam, và cũng là mặt hàng phải đối mặt với nhiều khó khăn. Trong bối cảnh lạm phát, các thị trường lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU, Anh cũng có xu hướng giảm nhập khẩu các mặt hàng này. 

Mặt tích cực từ thị trường 

Đa phần các mặt hàng đều giảm mạnh về khối lượng cũng như về trị giá. Tuy nhiên ở một số các mặt hàng cũng có một số tín hiệu tích cực. Cụ thể có thể kế đến như gạo, xăng dầu, than đá hay chè. Những năm hàng này có xu hướng tăng so với cùng kỳ năm 2022 – đây cũng được coi là điểm sáng tích cực của xuất khẩu 2023. 

Ngoài ra, Samsung cũng cho ra mắt sản phẩm mới khiến thu hút thị trường người sử dụng. Điều này cũng giúp thúc đẩy kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng điện thoại và linh kiện điện thoại tăng trong 2 tháng đầu năm 2023. Dẫn chứng cụ thể là việc xuất khẩu ngành linh kiện điện tử đạt 9,4 tỷ USD và tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2022. 

Đối với các mặt hàng khoáng sản cũng tăng nhẹ 4,3%. Trong đó chiếm số lượng lớn là xuất khẩu dầu thô tăng 12,4%. 

Định hướng 2023 

Trước tình hình tài chính và thị trường khó khăn Bộ CÔng Thương sẽ tiếp tục đẩy mạnh triển khai hiệu quả các cam kết quốc tế, hiệp định thương mại. Đồng thời nâng cao vai trò của các cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài. Từ đó thúc đẩy tốt các công tác nắm bắt thông tin và phản ánh kịp thời những biến động kinh tế thị trường. 

Từ đó giúp Nhà Nước có những phản ứng về chính sách kịp thời và hiệu quả. Từ đó giúp cho các doanh nghiệp xây dựng và điều chỉnh, bổ sung các chiến lược và kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp. Điều này giúp kết nối mở rộng với thị trường nước ngoài làm việc trong và ngoài nước. 

Tổng kết 

Như vậy, các ngành xuất nhập khẩu đều có những biến động giảm xuống so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, đây cũng là những thông tin đã được dự báo từ trước bởi những khó khăn 2023 phải đối mặt. Chính vì vậy, Nhà Nước cũng đã có nhiều kế hoạch, chuẩn bị, cũng như tạo điều kiện cho Doanh nghiệp trong nước phát triển. Do đó, Doanh nghiệp Việt cũng vẫn sẽ có được những cơ hội để quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại trong thời gian tới. 

Nguồn tổng hợp: Báo Công Thương. 

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

Các dịch vụ vận tải khác:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *