Quy trình thủ tục Hải quan Xuất khẩu hàng hóa 

MỤC LỤC

Với sự bùng nổ của thị trường hàng hóa xuất nhập khẩu, thủ tục Hải quan Xuất khẩu hàng hóa là kiến thức luôn được các Doanh nghiệp quan tâm. Quy trình thủ tục Hải quan xuất khẩu hàng hóa gồm những bước nào. Bài viết dưới đây hãy cùng VNT Logistics tìm hiểu kỹ hơn về nghiệp vụ này nhé! 

Các bước làm thủ tục hải quan xuất khẩu 

1. Kiểm tra thông tin hàng, chính sách của mặt hàng xuất khẩu

Việc xác định thông tin hàng hóa và các chính sách của hàng hóa là bước đầu tiên trong việc xuất khẩu hàng hóa. Đây cũng là bước quan trọng nhất và cần được thực hiện sớm. Trước khi đàm phán hợp đồng xuất khẩu, các chính sách liên quan đến hàng cần được xác định. 

Cụ thể như những chính sách của Nhà nước về việc khuyến khích hay hạn chế xuất khẩu mặt hàng này. Trường hợp hy hữu hàng hóa thuộc đối tượng cấm xuất khẩu/ hàng phạm pháp khi xuất khẩu. Thì tất nhiên, bạn không thể xuất khẩu mặt hàng này! 

Giấy tờ cần có 

Nếu mặt hàng nằm trong diện hàng hóa hạn chế xuất khẩu, người xuất khẩu cần phải tìm hiểu hạn ngạch xuất khẩu. Tiếp đó là các giấy phép của hàng hóa có liên quan đối với tùy loại mặt hàng. Đây là những giấy tờ cần thiết và bắt buộc khi xuất khẩu hàng hạn chế theo quy định Nhà nước. 

Chính sách thuế 

Là chủ hàng xuất khẩu, bạn cần tìm hiểu chính sách thuế đối với mặt hàng. Việt Nam đang trong thời kỳ mở rộng, thúc đẩy Xuất Nhập khẩu. Vì thế, chính sách của Nhà nước tương đối tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu. Tuy nhiên, vẫn có những mặt hàng phải chịu thuế suất khi xuất khẩu. Đặc biệt là các mặt hàng hạn chế xuất khẩu như khoáng sản. Có thể ví dụ như: than, đá, cát, quặng kim loại, kim loại quý, gỗ,…

Để nắm được những thông tin cụ thể này, bạn có thể tra các mã HS của hàng hóa ở biểu thuế phát hành theo từng năm, hoặc có thể tra cứu online trên website của Tổng cục Hải quan. Sau khi nắm chắc những thông tin về mặt hàng của mình, Doanh nghiệp hoàn toàn có thể dễ dàng ký kết hợp đồng thương mại. 

2. Chuẩn bị bộ hồ sơ chứng từ

Ngoài những mặt hàng đặc biệt yêu cầu kiểm tra chuyên ngành. Thì bộ chứng từ của các mặt hàng thường tương đối đơn giản. Các chứng từ bắt buộc của lô hàng bao gồm:

– Hợp đồng ngoại thương/ Sale Contract

– Hóa đơn thương mại/ Commercial Invoice

– Quy cách đóng gói hàng hóa/ Packing list 

–  Thỏa thuận lưu khoang, đặt chỗ/ Booking Note: bao gồm: tên tàu, số chuyến, cảng xuất hàng, thời gian cut off. 

– Phiếu hạ hàng: xác nhận container đã hạ ở bãi cảng (đối với hàng cont), hàng đã đến kho (đối với hàng lẻ). 

3. Khai báo Hải quan 

Hiện nay, việc khai báo Hải quan đã thông qua phần mềm Ecus, điều này rất thuận tiện cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Doanh nghiệp cũng nên tìm đơn vị tư vấn, khai báo Hải quan để đồng hành. Điều này đảm bảo tốt hơn về chính sách của hàng hóa, và lợi ích của Doanh nghiệp trong việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước. 

Nếu đây là lần đầu tiên xuất khẩu của Doanh nghiệp?

Đối với những Doanh nghiệp xuất khẩu lần đầu tiên, Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những bước như sau: 

– Mua và đăng ký chữ ký số với cơ quan Hải quan. Bạn có thể dùng chung với chữ ký số thuế. Tuy nhiên, Doanh nghiệp nên đăng ký một chữ ký số mới để khai báo Hải quan cho thuận tiện hơn. 

– Tiếp sau đó là tải và cài đặt phần mềm Hải quan điện tử Ecus Thái Sơn. Đối với hai mươi tờ khai đầu tiên bạn hoàn toàn được khai báo miễn phí. Sau đó, bạn cần sử dụng bản trả phí. 

Việc tiếp theo là bạn cần khai báo chính xác thông tin hàng hóa, dựa trên những giấy tờ lô hàng. Sau khi khai báo xong, bạn truyền tờ khai gửi lên hệ thống Hải quan. Bước cuối cùng bạn in tờ khai và làm thủ tục thông quan trực tiếp tại chi cục Hải quan trước khi cho hàng lên tàu. 

Song song với bước thủ tục hàng hóa tại chi cục, Doanh nghiệp có thể tiến hành thực hiện các bước kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa mà chi cục Hải quan yêu cầu. 

4. Làm thủ tục thông quan hàng hóa tại chi cục Hải quan tiếp nhận 

 Đây là bước cuối cùng để hàng được thông quan và lên tàu. Tùy thuộc tờ khai được phân bổ vào luồng gì, mà sẽ có những thủ tục thông quan khác nhau. Cụ thể:

Tờ khai phân luồng xanh 

Đây là trường hợp không phải xử lý nhiều về thủ tục nhất. Khi tờ khai được phân vào luồng xanh bạn chỉ cần mang hồ sơ chứng từ đến hải quan giám sát. Sau đó hải quan sẽ ký nháy xác nhận chứng từ. Với giấy tờ đã được xác nhận bạn gửi nộp cho hãng tàu. 

Tờ khai phân luồng vàng 

Bộ chứng từ bạn cần chuẩn bị phải theo hướng dẫn trong thông tư 38 (được sửa đổi bổ sung trong TT 39). Thường tất cả các chứng từ đều là chứng từ gốc. Sau đó bạn đem tới chi cục Hải quan để cán bộ Hải quan rà soát. 

Bên cạnh đó, chứng từ gốc cần được scan và gửi lên hệ thống V5 của Ecus. Tất cả các chứng từ cần được chính xác và khớp toàn bộ thông tin. 

Tờ khai luồng đỏ 

Đối với tờ khai luồng đỏ, ngoài thủ tục kiểm tra giấy tờ hàng hóa. Hải quan sẽ kiểm hóa (kiểm tra thực tế hàng hóa) sau khi giấy tờ đã hợp lệ. 

Quá trình kiểm hóa có thể thực hiện bằng máy soi kiểm chuyên dụng. Hoặc cũng có thể là trường hợp mở kiểm. Cán bộ Hải quan sẽ mở hàng ra để kiểm tra hàng hóa xem đã trùng khớp với chứng từ hay chưa. 

5. Thông quan hàng và thanh lý tờ khai 

Sau khi thực hiện đầy đủ các bước trên, bạn cần nộp giấy tờ cho hãng tàu. Tiếp theo đó hãng tàu sẽ làm thủ tục xác nhận và cho hàng lên tàu. Thủ tục xuất khẩu hàng hóa được kết thúc tại bước này. 

Tổng kết 

Trên đây là những thông tin về quy trình thủ tục Hải quan xuất khẩu mà VNT Logistics muốn chia sẻ cùng các Doanh nghiệp. Để được tư vấn chi tiết hơn, hãy liên lạc trực tiếp đến website: https://vntlogistics.com/.

 

Facebook
Twitter
LinkedIn

Các dịch vụ vận tải khác:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *