Gỗ và các sản phẩm từ gỗ thường chiếm tỷ trọng cao trong thị trường xuất khẩu hàng hoá tại Việt Nam. Chính vì thế, như cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh đã ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất của mặt hàng này. Câu hỏi đặt ra là đâu sẽ là ngày phục hồi trở lại cho thị trường này? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Thực trạng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm của gỗ vào thị trường Hoa Kỳ hiện nay
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) từ thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết: Tháng 2 đầu năm 2023, Xuất khẩu gỗ sang thị trường Hoa Kỳ giảm 27,2 % giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này giảm mạnh nhất từ trước tới nay.
Đây là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao trong tổng tỷ trọng xuất khẩu của thị trường Việt Nam. Vì thế, nhu cầu nhập khẩu của thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của ngành gỗ. Cụ thể, theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 2 tháng Quý I đầu năm 2023, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm về gỗ đạt 1,7 tỷ USD. Con số này giảm 31,8% so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn lại năm 2022, có khoảng 905 giá trị gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam mang lại từ thị trường xuất khẩu các nước. Trong đó đứng đầu, chiếm 54% là Hoa Kỳ, xếp thứ 2 là Trung Quốc với 13,4%.
Dự kiến về thời gian phục hồi xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ
Theo ông Nguyễn Sỹ Hoè – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ Phần Phú Tài ( công ty có tỷ trọng xuất khẩu gỗ cao tới thị trường Hoa Kỳ) cho biết: “Dự kiến vào cuối năm 2023, bức tranh xuất khẩu ngành gỗ sẽ tươi sáng hơn”. Tuy nhiên cũng theo ông Hoè cho hay, để có thể quay lại trở lại thời kỳ xuất khẩu hoàng kim như 2021 là rất khó. Bởi giai đoạn bán hàng tốt nhất tại thị trường này – thời kỳ đại dịch Covid 19 đã qua.
Tuy đứng trước khó khăn, nhưng dòng sản phẩm gỗ và sản phẩm gỗ vẫn có nhiều phân khúc duy trì được đơn hàng và có dấu hiệu tăng trưởng. Ví như đồ nội thất nhà tắm, dòng phân khúc rẻ đang có phần khó bán. Nhưng đối với dòng phân khúc cao cấp, các đơn hàng vẫn được bán ở mức giá tốt. Hoặc đối với các sản phẩm thiết bị thay thế, các mặt hàng vẫn được duy trì ở mức đều đặn.
Những khó khăn chỉ mang tính thời điểm
Theo ước tính của công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và nghiên cứu công nghệ toàn cầu – TECHNAVIO cho biết: quy mô thị trường đồ nội thất gia đình ở Hoa Kỳ sẽ có sự tăng trưởng bình quân khoảng 3,7% trong giai đoạn 2022-2027. Tương ứng với đó là con số 13,32 tỷ USD vào năm 2027.
Ở Hoa Kỳ hiện nay, việc xây dựng nhà ở diễn ra khiến thúc đẩy thị trường tiêu thụ các mặt hàng nội thất ở Hoa Kỳ. Sự tăng trưởng của ngành bất động sản tại Hoa Kỳ cũng được cải thiện bởi số hộ gia đình dần tăng lên cũng là một phần tác động tốt đến nhu cầu sử dụng nội thất gia đình.
Về lâu dài, thói quen tiêu dùng của người Hoa Kỳ là thay mới đồ cũ sau vài năm sử dụng. Bên cạnh đó, Doanh nghiệp Việt hoàn toàn có thể tin tưởng vào các mẫu mã sản phẩm cũng như giá cả cạnh tranh của các mặt hàng của Việt Nam. Do đó, khi thị trường và nhu cầu quay trở lại bình thường, Hoa Kỳ vẫn là thị trường tiềm năng để phát triển ngành xuất khẩu đồ gỗ và sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam.
Tổng kết
Thị trường Hoa Kỳ vẫn sẽ là thị trường tiềm năng trong ngành xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của nước ta. Bởi đây là thị trường có mức tiêu thụ các sản phẩm này cao. Để đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành, các Doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam vẫn cần chú trọng đến xuất xứ hàng hóa, nhiên nguyên liệu sản xuất để đảm bảo được tính đặc trưng từ sản phẩm Việt.