Chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế của Việt Nam ngày càng tập trung vào ngành xuất nhập khẩu. Đây là cơ hội lớn dành cho các Doanh nghiệp (DN) nhằm đẩy mạnh tài chính. Ngay trong bài viết dưới đây là 4 cơ hội lớn xuất khẩu cho Việt Nam năm 2023 mà Doanh nghiệp cần nắm bắt.
2023 Xuất khẩu Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng
Vào tháng 8 năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam lên tới 34,9 tỷ USD. Con số này ấn tượng đến mức tăng gấp 4 lần thập kỷ qua.
Nền kinh tế xuất nhập hàng hóa ở Việt Nam dự kiến sẽ còn mở rộng trong hai năm tới. Ngành xuất khẩu ở Việt Nam dự kiến tăng lên 40,00 tỷ USD trong năm 2023. Từ đó tiếp tục tăng lên đến 42,00 tỷ USD vào năm 2024. Điều này đặc biệt là cơ hội cho các Doanh nghiệp Việt Nam.
4 cơ hội xuất khẩu dành cho DN Việt
Những yếu tố dưới đây sẽ đóng vai trò quan trọng dẫn đến sự tăng trưởng xuất khẩu ở Việt Nam.
Thương mại toàn cầu ngày càng rộng mở
Trên thực tế, khối lượng xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng nhanh các năm gần đây. Góp phần đánh dấu vào sự tăng trưởng vượt bậc của cả thập kỷ trong ngành xuất nhập khẩu và thương mại quốc tế.
Một trong những thị trường quốc tế xuất khẩu hàng hóa hàng đầu tại Việt Nam là Hoa Kỳ. Tiếp theo đó là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, và các thị trường Châu Âu,… Việt Nam đã xuất hàng hóa với trị giá 96,3 tỷ USD sang Hoa Kỳ, và 56 tỷ USD sang Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nhập nhiều mặt hàng nông sản từ hai quốc gia này. Hoa Kỳ và Trung Quốc được đánh giá là 2 quốc gia quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn. Nên các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và 2 nước này là cơ hội lớn cho các Doanh nghiệp phát triển thị trường xuất khẩu.
Khả năng sản xuất lớn
Trước đây, Trung Quốc là quốc gia được coi là dẫn đầu về các nguồn hàng sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều đối thủ khác nhau.
Sự phát triển và tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam gần đây đã tác động tích cực đến ngành sản xuất của Việt Nam. Một số ngành công nghiệp của Việt Nam đã bùng nổ, đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm trên toàn cầu.
Các hiệp định thương mại (FTA)
Ta có thể nhìn thấy, Việt Nam là một trong những nước có ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Đây là liên minh cho phép thương mại tự do giữa hai hay nhiều nước. Với mục đích tạo thuận lợi lớn cho xuất nhập khẩu giữa các quốc gia với nhau.
Hiện nay, các hiệp định thương mại Việt Nam tham gia phần lớn là các nước Châu Á. Bởi vì chúng ta thuộc khối ASEAN – Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Tuy nhiên, chúng ta vẫn sở hữu một số hiệp định mở rộng sang Nam Mỹ, Châu Đại Dương, Châu Âu và nhiều các quốc gia khác. Một số các hiệp định thương mại quan trọng nhất của Việt Nam bao gồm: AFTA, ACFTA,AKFTA, AIFTA, AANZFTA, AHKFTA.
Tư cách thành viên Hiệp định RCEP – Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
RCEP bao gồm 16 Quốc gia khác nhau trên thế giới. Nhằm mục đích thúc đẩy thương mại B2B. Ngày 1 tháng 1 năm 2022, Việt Nam tham dự RCEP – Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực.
Đây là liên minh các nước được thành lập để tạo ra điều kiện thuận lợi cho một số hiệp định thương mại tự do. Từ đó mang lại lợi ích cho các Quốc gia Đông Nam Á. Mục tiêu lớn nhất của Hiệp định này là khuyến khích kinh tế. Đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận thị trường cho người mua và bán B2B.
Tổng kết
Trên đây là 4 cơ hội lớn làm tiền đề “cất cánh” cho Doanh nghiệp Việt. Tuy nhiên, dự báo kinh tế khó khăn trong năm 2023 cũng là yếu tố tác động để Doanh nghiệp tìm hiểu kỹ hơn về thị trường và phương hướng phát triển.