Trong chuỗi cung ứng hàng hóa Logistics, có rất nhiều phương thức vận tải khác nhau. Mỗi phương thức vận tải đều tồn tại song song thế mạnh đặc trưng và nhược điểm ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển hàng hóa. Từ lý do đó, việc hợp nhất các phương thức vận tải – vận tải đa phương thức ra đời. Bài viết ngày hôm nay hãy cùng chúng tôi hiểu thêm về phương thức vận tải độc đáo này nhé!
Khái niệm về vận tải đa phương thức có thật sự mới?
Vận tải đa phương thức còn có tên gọi khác là vận tải liên hợp. Loại hình vận tải đa phương thức thường xuyên được sử dụng trong việc vận tải hàng hóa quốc tế. Vận tải đa phương thức được định nghĩa là quá trình vận chuyển hàng hóa được thực hiện kết hợp 2 phương thức vận tải khác nhau trở lên. Các phương thức vận tải như đường bộ, đường bay, đường thủy, đường sắt hay đường ống đều có thể tham gia vào quá trình này. Để phục vụ mục đích giao – nhận hàng hóa.
Điểm đặc biệt của quá trình này là việc thực hiện vận tải kết hợp các phương thức phải cùng sử dụng một bộ chứng từ. Bao gồm Contract (hợp đồng), Invoice (hóa đơn thương mại), Packing list (bảng kê hàng hóa),… Bộ chứng từ chỉ do một và duy nhất một người đại diện/ doanh nghiệp chịu trách nhiệm về hàng hóa.
Vận tải đa phương thức nội địa
Đây là loại hình vận tải được sử dụng trong phạm vi lãnh thổ một nước. Tuy nhiên, đối với hàng hóa vận chuyển nội địa thì loại hình này ít được sử dụng thường xuyên hơn. Đối với lãnh thổ Việt Nam, vận tải đa phương thức thường được kết hợp giữa phương thức: đường bộ – đường thủy, đường bộ – đường sắt, đường bộ – đường bay.
Đặc điểm của loại hình vận tải đa phương thức
Như đã nói ở trên, đặc điểm của vận tải đa phương thức phải là quá trình vận tải kết hợp từ 2 phương thức trở lên. Cá nhân/ tổ chức/ doanh nghiệp kinh doanh vận tải đa phương thức có tư cách là người chủ ủy thác hàng. Đại lý của người gửi hàng hay người chuyên chở tham gia vào hoạt động vận tải không nằm trong trường hợp này.
Cá nhân/ tổ chức kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Thời điểm chịu trách nhiệm kể từ khi nhận hàng đến khi hàng đến tay người nhận (có xác nhận). Trách nhiệm được thống nhất theo một chế độ nhất định giữa các bên liên quan đến hàng. Trách nhiệm có thể tùy từng chặng theo sự thỏa thuận của các bên liên quan. Đối với vận tải đa phương thức quốc tế, địa điểm giao nhận hàng thường ở 2 lãnh thổ khác nhau.
Thực trạng phát triển vận tải đa phương thức ở Việt Nam hiện nay
Trong thị trường logistics đang ngày càng phát triển ở Việt Nam như hiện nay. Việt Nam đã khai thác tương đối đầy đủ các mô hình kết hợp giữa các phương thức vận chuyển khác nhau. Cụ thể như:
Vận tải đa phương thức: đường bộ kết hợp đường sắt (Road And Rail)
Tính động cơ của vận tải đường bộ luôn được ưu tiên kết hợp với các loại hình khác. Với ưu điểm door to door sử dụng các phương tiện vận tải như: xe tải, container, xe bồn,… Đi cùng với đó là sự tận dụng và phát triển của đường sắt mang lại tính thực tiễn cao về thời gian vận chuyển, an toàn hàng hóa và tải trọng lớn.
Đối với phương thức này, người kinh doanh vận tải sử dụng các phương tiện vận tải đường bộ chở hàng đến ga đường sắt. Xe kéo của đường sắt sẽ kéo hàng và chất hàng lên các toa tàu hỏa, chở hàng đến các ga đến. Khi đến ga, phương tiện đường bộ tiếp tục kéo hàng về địa điểm nhận hàng.
Vận tải đa phương thức: Đường biển kết hợp đường không (Sea – Air)
Đây là sự kết hợp tính kinh tế đi kèm tốc độ giao hàng. Với sự kết hợp này, thường phù hợp với những hàng hóa có giá trị cao, hàng hóa thời vụ. Ví dụ như linh kiện điện tử, bộ phận máy móc hay quần áo theo trend,…
Khi hàng hóa được chở đến cảng biển, để đảm bảo tính thời vụ của hàng hóa, người vận tải sẽ sử dụng đường bay để đảm bảo thời gian giao hàng. Do đó, trong trường hợp này vận chuyển đường bay sẽ phát huy tốt ưu điểm của nó. Ở Việt Nam, điều kiện cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng tốt về sự kết hợp với 2 phương thức này. Chính vì vậy, vẫn có sự tham gia của đường bộ.
Vận tải đa phương thức: Đường bộ kết hợp với đường không (Road – Air)
Đường bộ kết hợp với đường không thể hiện tính cơ động và tốc độ trong quá trình vận chuyển. Các phương tiện vận tải đường bộ được dùng để tập trung hàng. Tiếp theo đó hàng được vận chuyển đến các sân bay, và đi các sân bay đích.
Vận tải đa phương thức theo mô hình hỗn hợp (Rail – Road – Inland Water way – Sea)
Đường bộ, đường sắt, hoặc thủy nội địa được sử dụng vận chuyển hàng hóa đến các cảng biển quốc tế. Sau đó hàng được vận chuyển đến các nước nhập – địa điểm đích. Để vận chuyển hàng đi vào sâu nội địa nước nhập, các mô hình đường bộ, sắt hoặc thủy nội địa tiếp tục được sử dụng.
Đây là mô hình phổ biến nhất phục vụ trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Ở Việt Nam, mô hình này cũng tương đối phù hợp với điều kiện cơ sở hạ tầng và điều kiện kinh tế.
Chìa khóa vạn năng vận tải đa phương thức mở ra lợi ích lớn!
Đây là hình thức đóng vai trò quan trọng trong việc giao nhận, hoạt động thương mại quốc tế. Vận tải đa phương thức giảm thời gian, chi phí vận chuyển hàng hóa. Từ đó, giá thành của hàng hóa và chi phí hàng giảm. Đồng thời tăng khả năng cạnh tranh về giá và chất lượng hàng hóa.
Phát triển mở rộng mạng lưới vận tải, giao thương hàng hóa giữa các nước. Thúc đẩy doanh nghiệp sản xuất và tham gia vào thị trường thương mại quốc tế. Song song với đó là thắt chặt mối quan hệ hợp tác giữa chính phủ, và doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể nói, vận tải đa phương thức là chìa khóa vạn năng cho kinh tế và xã hội!